Wifi con chó là gì? Có nên sử dụng Wifi con chó hay không? Cần lưu ý gì khi đăng ký Wifi con chó? Cách đăng ký Wifi con chó như thế nào?
Nếu sống ở Nhật ắt hẳn bạn đã từng nghe nhiều người nhắc tới wifi con chó. Vậy wifi con chó là gì? Tại sao nó lại làm mưa làm gió trong cộng đồng người Việt ở Nhật thời gian qua như vậy?
Bài viết hôm nay MobileDataBank sẽ cùng bạn làm rõ khái niệm này và tìm hiểu các ưu nhược điểm của loại wifi này thử nhé.
Wifi con chó là gì?
Wifi con chó có tên chính thức là Softbank Air, là sản phẩm được công ty SoftBank ra mắt vào 17/12/2015. Được xem như là 1 sản phẩm “lai” giữa Wifi cố định và Pocket Wifi khi mà nó vừa mang tính di động tương tự như Pocket Wifi lại vừa có được phạm vi phủ sóng siêu rộng và tốc độ không giới hạn tương tự Wifi cố định.
Đặc điểm của Wifi con chó
Đây là 1 loại Wifi cố định nhưng có tính chất di động cao do đó nó còn được gọi với tên là “Wifi cố định không dây SoftBank Air”.
?Đặc thù là không cần dây dẫn mạng về nhà nên sẽ không mất 2-3Man tiền thi công như cáp quang, không phải làm thủ tục lắp đặt
?Bạn chỉ cần cắm điện và sử dụng bình thường mạng, dễ đăng kí, dễ lắp đặt chỉ cần cắm điện vào là các bạn có thể sử dụng được luôn rồi
??Điều đặc biệt là các bạn đăng kí ngay bây giờ với chúng tôi bạn sẽ đưoc khuyến mãi 6000 yên chia đều cho 6 tháng đầu.
?ƯU ĐIỂM
** Tiết kiệm chỉ với 3800 yên/tháng
**Dễ dàng lắp đặt chỉ cần cắm điện là xong
**Bất cứ nơi đâu đều có thể lắp đặt. Trong xe hơi, nơi dã ngoại=> OK
**Trong vòng 2 năm có í định chuyển nhà. VÌ khi chuyển ôm cục wifi con chó đi theo được, ko cần cắt hợp đồng.
**Không bị giới hạn sử dụng internet tốc độ cao
**Tiết kiệm chi phí hàng tháng vì 4-5 người có thể sử dụng mà tốc độ vẫn k bị dán đoạn.
Có nên đăng ký wifi con chó hay không?
Wifi con chó sẽ phù hợp với những bạn có những đặc điểm sau
- Thường hay chuyển nhà (1 – 2 năm)
- Nơi sinh sống không trong phạm vi được lắp mạng cố định
- Muốn tiết kiệm chi phí hơn so với mạng cố định
- Số người sử dụng đồng thời từ 1~5 người (mặc dù kết nối cùng lúc cho phép 128 thiết bị)
- Không cần tốc độ internet QUÁ NHANH như khi xài mạng cố định
- Muốn chọn dịch vụ internet không bị giới hạn tốc độ (như pocket wifi)
- Cũng đang sử dụng điện thoại/sim của SoftBank hoặc Y!mobile
Nếu từ 5 người trở lên và muốn đảm bảo về tốc độ mạng tiêu chuẩn thì bạn nên đăng ký mạng cố định.
Bạn cũng có thể tham khảo 2 bài viết hướng dẫn đăng ký mạng cố định bên dưới nếu muốn đăng ký.
Cần lưu ý gì khi đăng ký Wifi con chó?
Để nhận được khuyến mãi tối đa và giá cước hàng tháng rẻ nhất thì bạn cần lưu ý các điểm sau
- Không nên đăng ký qua người Việt trên Facebook kẻo dính phốt nợ mạng(trừ khi là người quen tin tưởng)
- Không đăng ký trực tiếp từ SoftBank vì sẽ không thể nhận hết được tất cả các khuyến mãi
- Không hủy hợp đồng khi đang trong thời gian ràng buộc hợp đồng (sẽ phải đền bù)
- Đặc biệt nên hủy trước khi hợp đồng bị gia hạn nếu không lại bị ràng buộc tiếp 2-3 năm hợp đồng
Cách đăng ký Wifi con chó như thế nào?
Không chỉ riêng Wifi con chó mà tất cả các dịch vụ khác ở Nhật Bản, chúng tôi luôn có một lời khuyên dành cho bạn đó là “cái gì có thể tự làm được thì nên tự làm, đừng tin tưởng bất kỳ người xa lạ nào ngoài xã hội kia cả”.
Có thể nhiều bạn sẽ cảm thấy khó khăn khi phải tự đăng ký vì tiếng Nhật chưa rành và cũng không rành về mạng wifi, internet tuy nhiên bạn cứ yên tâm nếu bạn cần MobileDataBank luôn sẵn sàng tư vấn, giúp đỡ bạn trong phạm vi có thể.
Cụ thể, để đăng ký Wifi con chó bạn hoàn toàn có thể tự làm được nếu làm theo hướng dẫn ở bài bên dưới của chúng tôi.
Chúng tôi khuyên bạn nên đăng ký theo hướng dẫn ở bài viết trên để nhật được tối đa khuyến mãi hoàn tiền và khuyến mãi cước phí hàng tháng rẻ nhất.
Tóm lại
Bài này MobileDataBank đã cùng bạn làm rõ khái niệm “Wifi con chó là gì?” và có nên đăng ký SoftBank Air hay không hay cần lưu ý những gì khi đăng ký Wifi con chó rồi.
Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào thì hãy để lại comment bên dưới, mình sẽ check và trả lời sớm nhất có thể.
Nếu thấy hay thì hãy like và chia sẻ bài viết này cho nhiều người được biết nhé.
Cảm ơn các bạn đã đọc bài viết.